Cạnh tranh là tính tất yếu của nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thị trường thì không chỉ cần có chiến lược hợp lý mà còn phải không ngừng cập nhật những xu hướng mới để không bị đào thải. Đó là lý do mà các doanh nghiệp phải liên tục nâng cao năng lực cạnh tranh.
Các biện pháp: tăng vốn đầu tư, xây dựng đội ngũ nhân sự, chất lượng sản phẩm, khả năng quản trị… Đó là những biện pháp phải thực hiện lâu dài. Nhưng những biện pháp về công nghệ lại mang đến hiệu quả khá nhanh chóng. Các biện pháp như thiết kế app mobile, phần mềm quản lý… giúp doanh nghiệp nhanh chóng thực hiện chuyển đổi số. Nó không chi giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn để phát triển bền vững. Nhưng trước đó, hãy cùng WINDSoft tìm hiểu xem bản chất của năng lực cạnh tranh là gì. Và các giải pháp được đưa ra sẽ sát với thực tế cần thay đổi của doanh nghiệp hơn.
Mục lục
1. Vậy nên hiểu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là tất cả các nguồn lực bên trong và bên ngoài mà doanh nghiệp có thể khai thác được nhằm tối đa hóa lợi ích và thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng. Đó là những gì giúp doanh nghiệp nắm giữ thị phần và nâng cao danh tiếng của mình so với đối thủ.
2. Có những yếu tố nào cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp?
Dưới đây là 6 yếu tố, nguồn lực cấu thành năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Khi muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp cũng phải dựa trên các yếu tố này để đưa ra giải pháp phù hợp.
2.1. Vốn đầu tư và khả năng tài chính của doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp có một nguồn vốn lớn và ổn định. Đây chắc chắn là một năng lực cạnh tranh mà nhiều công ty khác ao ước. Vốn đầu tư và khả năng tài chính sẽ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có khả năng đầu tư và phát triển các yếu tố khác hay không.
2.2. Chất lượng nhân sự
Chất lượng của nguồn nhân sự tại công ty cũng là một trong những yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh. Nếu công ty sở hữu một nguồn nhân lực có chuyên môn cao, có tâm với nghề, thái độ làm việc tốt sẽ giúp công ty tối ưu sản xuất một cách hiệu quả. Mà chỉ có sản xuất hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể vận hành trơn tru và đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.
2.3. Cơ sở vật chất và kỹ thuật công nghệ mà doanh nghiệp sở hữu
Đây cũng là một nguồn lực ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Dưới sự hỗ trợ của cơ sở vật chất thuận lợi và kỹ thuật công nghệ tân tiến hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất sản xuất. Công nghệ kỹ thuật không chỉ ám chỉ đến các máy móc hạng nặng hay máy móc vật lý, mà nó còn có thể là các phần mềm quản lý hay phần mềm bán hàng. Giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh hơn rất nhiều so với đối thủ.
2.4. Nghiên cứu marketing
Hoạt động nghiên cứu marketing cũng có thể trở thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Làm marketing tốt có nghĩa là doanh nghiệp có sự hiểu biết sâu rộng về thị trường, khách hàng mà mình đang hướng tới. Đồng thời cũng hiểu rõ đối thủ cạnh tranh đang làm gì. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.
2.5. Hình ảnh thương hiệu
Một thương hiệu mạnh mẽ và có tầm ảnh hưởng lớn cho phép doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường. Khi doanh nghiệp có một thương hiệu được biết đến nhiều sẽ giúp doanh nghiệp có những hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn. Như giúp sản phẩm mới tiếp cận được nhiều người hơn. Khách hàng dễ chấp nhận sản phẩm mới hơn vì đã có niềm tin thương hiệu…
3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua những tiêu chí nào?
Để xác định được năng lực cạnh tranh của mình như thế nào, cũng như hiệu quả của các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp có thể phân tích dựa trên 4 tiêu chí sau đây.
3.1. Thị phần
Thị phần là dung lượng thị trường mà doanh nghiệp có được trên tổng cả thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Doanh nghiệp chiếm thị phần càng cao chứng tỏ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Đồng thời cũng chứng tỏ khả năng đáp ứng khách hàng của doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu.
3.2. Hiệu quả của việc sản xuất
Để đánh giá tiêu chí này, doanh nghiệp có thể dựa trên 2 tiêu chí là chất lượng của sản phẩm/dịch vụ và năng suất lao động của nhân viên. 2 tiêu chí này càng cao thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Đồng thời có thể dựa vào đó để làm lợi thế cạnh tranh.
3.3. Lợi nhuận
Điều thấy rõ ràng nhất trong kinh doanh đó là lợi nhuận thu về có cao hay không. Lợi nhuận là tiêu chí để đo lường mức độ sinh lời của các hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đang vận dụng các nguồn lực của mình một các hiệu quả.
3.4. Danh tiếng của thương hiệu
Danh tiếng của thương hiệu được thể hiện qua rất nhiều các yếu tố khác nhau. Ví dụ như:
- Thái độ của khách hàng mục tiêu và công chúng mục tiêu.
- Đối tác kinh doanh là ai.
- Chuyên gia trong ngành có những nhận xét gì về thương hiệu.
- Khách hàng yêu thích điều gì ở thương hiệu?
- Văn hóa của doanh nghiệp.
- Hoạt động cộng đồng và trách nghiệm xã hội của thương hiệu.
- …
Nhìn chung, những yếu tố trên được quy lại thành 4 nhóm. Đó là tính xác thực, trách nhiệm, sự tín nhiệm và độ tin cậy. Doanh nghiệp có thể tiến hành khảo sát các đối tượng trên để biết danh tiếng của thương hiệu đang ở đâu.
4. Những phương pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh
Thông qua việc xác định được bản chất của vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh là nâng cao và đầu tư phát triển các nguồn lực của doanh nghiệp. Vậy thì có những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nào cho các nguồn lực đó trở thành lợi thế cạnh tranh của công ty.
4.1. Phương pháp nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách nâng cao năng lực tài chính và tăng vốn
Để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru và năng lực cạnh tranh được phát huy tối đa, doanh nghiệp nên có cũng biện pháp giữ cho năng lực tài chính ổn định. Hầu hết hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ. Vậy nên số vốn và năng lực tài chính còn hạn hẹp.
Có rất nhiều cách để doanh nghiệp mở rộng thêm số vốn và ổn định tài chính. Giúp doanh nghiệp có thể ứng phó với nhiều biến đổi của thị trường và nền kinh tế.
- Tham gia các cuộc thi kêu gọi thêm vốn đầu tư.
- Tối ưu chi phí sản xuất để cắt giảm phù hợp.
- Quản lý nợ công hợp lý để đảm bảo vốn quay vòng
- …
4.2. Nâng cao chất lượng nhân sự
Như đã nói phía trên, chất lượng nhân sự là một yếu tố quan trọng tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Những nhân viên có tay nghề tốt là người có hiệu suất lao động cao. Từ đó trực tiếp giúp công ty tối ưu được thời gian và nhiều nguồn lực phục vụ cho quá trình sản xuất. Đây cũng là một biện pháp để hạ giá thành sản phẩm/dịch vụ. Tạo được lợi thế cạnh tranh giá rẻ hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Vì thế doanh nghiệp phải có những chính sách tuyển dụng, đào tạo, thưởng phạt để tối ưu hóa sức lao động và kích thích tinh thần làm việc hiệu quả hơn của nhân viên. Đồng thời có sự phân bổ nguồn lực lao động hợp lý cho từng hoạt động kinh doanh.
4.3. Phương pháp đầu tư phát triển công nghệ
Đầu tư phát triển công nghệ là một giải pháp hiệu quả hàng đầu, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất. Phương pháp này không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả sản xuất và quản lý. Mà nó còn giúp cắt giảm chi phí nhiều mặt. Bên cạnh đó, sở hữu công nghệ hiện đại cũng giúp doanh nghiệp đạt được niềm tin của khách hàng. Điều này cũng là một cách để nâng cao danh tiếng của thương hiệu.
Công nghệ hiện đại ở đây không chỉ nói đến những máy móc hay các thiết bị vật lý. Mà ở đây, doanh nghiệp còn có thể đầu tư vào các phần mềm. Những phần mềm này hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn. Ví dụ như các phần mềm quản lý lên đơn, kiểm soát kho hàng, quản lý nhân sự, quản lý lịch hẹn…
Nổi bật nhất phải kể đến công cụ thiết kế app mobile. Có rất nhiều loại app phục vụ cho từng lĩnh vực kinh doanh. Ví dụ: app bán hàng, app giao hàng, app cung cấp dịch vụ theo nghiệp vụ của doanh nghiệp như spa, phòng khám, trung tâm giáo dục, bất động sản… App mobile như một làn gió mới thổi vào thị trường. Giúp nhiều doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Các lợi ích của app mobile:
- Tăng nhận diện và phát triển thương hiệu trên internet.
- Gắn kết thương hiệu với khách hàng qua các tương tác trên app.
- Tiếp cận một lượng lớn khách hàng qua internet.
- Quản lý bán hàng và kinh doanh hiệu quả hơn.
- Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu cho các doanh nghiệp SMEs
- Đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của thời đại.
4.5. Phát triển danh tiếng thương hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh
Thương hiệu là tất cả những gì mà khách hàng cảm nhận được sau khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Ngày nay thương hiệu không chỉ đơn giản là một các tên; logo; hình ảnh quảng cáo; một sản phẩm. Mà nó còn tổng hợp rất nhiều thứ. Từ đó, kết hợp lại thành một thương hiệu. Giống như con người, có cái tên, ngoại hình và tính cách thương hiệu. Hầu hết, ai cũng muốn có một chiến lược thương hiệu hiệu quả. Nhưng doanh nghiệp cần phải phân định rõ ràng, có cái nhìn đúng và đầy đủ về việc phát triển thương hiệu. Đưa ra các chiến lược ngắn, trung và dài hạn hợp lý để đưa danh tiếng thương hiệu ngày càng xa.
Như đã trình bày ở giải pháp trên, thiết kế app mobile cũng là một trong những phương pháp dài hạn hữu hiệu để doanh nghiệp quảng bá thương hiệu thành công. Theo đó, doanh nghiệp không chỉ xây dựng được một thương hiệu có hình ảnh chuyên nghiệp và uy tín hơn. App mobile còn làm nổi bật sự quan tâm của doanh nghiệp dành cho khách hàng. Bởi vì app mobile là một công cụ giúp khách hàng mua hay sử dụng sản phẩm và dịch vụ tiện lợi và nhanh chóng hơn. Và đôi khi chi phí phải chi trả cũng rẻ hơn.
5. Tổng kết
Sức ép đến từ các đối thủ buộc doanh nghiệp phải tìm kiếm giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Trên đây là một số kiến thức về năng lực cạnh tranh và giải pháp mà WINDSoft muốn chia sẻ đến doanh nghiệp. Hy vọng qua đó giúp doanh nghiệp tìm kiếm được những ý tưởng và hướng đi sáng tạo cho công cuộc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.