Có thể nói, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cũng là một trong những phương pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Một sản phẩm được tạo ra bởi chính những nguồn lực mà doanh nghiệp đang có. Vì thế, để có một sản phẩm cạnh tranh tốt, doanh nghiệp cần phải nâng cao các nguồn lực này trước. Tuy nhiên, để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thì doanh nghiệp nên đi sâu vào phát triển những yếu tố cấu thành nên một sản phẩm. Xem xét yếu tố nào chưa tốt và cần phải cải tiến lại. Dưới đây là một số yếu tố doanh nghiệp cần lưu ý. Đồng thời WINDSoft cũng có một vài giải pháp để giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Mục lục
1. Đảm bảo chất lượng của sản phẩm
Yếu tố đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp đều để ý đó là chất lượng sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để khách hàng quyết định có yêu thích và mua lại sản phẩm hay không.
Để xác định một sản phẩm có đạt chất lượng cao, doanh nghiệp có thể so sánh nó với các tiêu chuẩn chất lượng trong nước hoặc quốc tế. Đặc biệt là tiêu chuẩn của các nước phát triển như Mỹ hay Nhật Bản. Đây là những nước có yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm. Nếu như doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức bán lại. Doanh nghiệp có thể dựa trên những yêu cầu đó để tìm kiếm những sản phẩm tốt hơn để kinh doanh. Còn nếu doanh nghiệp sở hữu một dây chuyền sản xuất việc đáp ứng các tiêu chuẩn không chỉ để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Mà quan trọng hơn là còn để đáp ứng các quy định của pháp luật để kinh doanh hợp pháp.
2. Tạo điểm khác biệt cho sản phẩm
Đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng cao, đặc biệt là các tiêu chuẩn quốc tế như ISO, HACCP… là điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ năng lực tài chính để thực hiện. Vì thế để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp có thể tập trung khai thác hoặc tạo ra điểm khác biệt cho sản phẩm. Các điểm khác biệt này thường dựa trên các thuộc tính hay công năng vượt trội của sản phẩm. Ví dụ một số các thuộc tính như:
- Nguồn gốc nguyên vật liệu khác biệt: hoàn toàn từ thiên nhiên; đến từ nước ngoài; tự nuôi trồng trong trang trại…
- Tuổi thọ sản phẩm cao và sử dụng được nhiều năm.
- Độ bền vượt trội hơn so với các sản phẩm của đối thủ.
- Khác biệt trong một công đoạn hay trong cả quy trình sản xuất. Ví dụ như sử dụng công nghệ hay nhập khẩu dây chuyền sản xuất hiện đại; quy trình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn…
- Màu sắc, mùi hương hoặc hương vị sản phẩm khác biệt so với đối thủ.
- Đối với các sản phẩm công nghệ có thể nghiên cứu để phát triển các tính năng dễ sử dụng và tiện lợi hơn. Hoặc có các đặc điểm cá nhân hóa cho khách hàng.
- …
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bằng các dịch vụ hỗ trợ
Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng sản phẩm không phải là điều dễ dàng. Chi phí nghiên cứu và nâng cao các yếu tố đầu vào là rất lớn. Đặc biệt là các sản phẩm tiêu chuẩn hóa rất khó để tìm ra điểm khác biệt. Vì thế, phương pháp được các doanh nghiệp ưa thích hơn đó là tạo điểm khác biệt từ dịch vụ hỗ trợ sản phẩm. Có thể nói dịch vụ hỗ trợ có vai trò nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp rất lớn.
Thiết kế app mobile – tích hợp đa dịch vụ thuận tiện hơn cho khách hàng
Với một app mobile, doanh nghiệp có thể triển khai rất nhiều tiện ích kèm thêm cho sản phẩm:
- Là một app dành riêng cho các khách hàng của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp tập trung chăm sóc đúng người.
- Mua hàng dễ dàng, thuận tiện mọi lúc mọi nơi chỉ với một chiếc điện thoại.
- Tìm kiếm thông tin chi tiết về sản phẩm nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Giao hàng tận nhà – tiết kiệm thời gian và công sức đi lại cho khách hàng. Cho phép theo dõi đơn hàng theo thời gian thực.
- Tích hợp nhiều phương thức thanh toán, từ tiền mặt đến online.
- Nhận thông báo về đơn hàng hay các chương trình ưu đãi nhanh chóng.
- Khách hàng được giải đáp các thắc mắc và giải quyết các khiếu nại về sản phẩm, đơn hàng ngay trên app.
- …
Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bằng các chương trình sau bán cho khách hàng
Bên cạnh các chương trình trước bán để lôi kéo khách hàng mua sản phẩm. Thì các chương trình sau bán cũng là điều làm cho khách hàng ở lại với doanh nghiệp lâu hơn. Doanh nghiệp có thể triển khai rất nhiều các chương trình sau bán cho khách hàng như:
- Dịch vụ bảo hành với thời gian dài. Hỗ trợ các vấn đề liên quan đến hư hỏng sản phẩm nhanh chóng.
- Có các chương trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Ví dụ như: chúc mừng sinh nhật, ngày lễ; ưu đãi sau mua và voucher cá nhân…
- Hướng dẫn sử dụng đối với những sản phẩm công nghệ hay cần lắp đặt phức tạp.
- …
4. Thiết kế bao bì sản phẩm đẹp mắt, độc lạ và ấn tượng để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Bao bì của sản phẩm là điều đầu tiên mà để lại ấn tượng cho khách hàng. Cho nên chắc chắn không có doanh nghiệp nào muốn khách hàng mất thiện cảm với sản phẩm trong ánh nhìn đầu tiên. Vì thế bao bì không chỉ là nơi để lột tả các thông tin về sản phẩm. Mà thiết kế bao bì của còn liên quan đến vấn đề về thương hiệu. Nếu bao bì của sản phẩm đẹp mắt và ấn tượng, người dùng sẽ dễ dàng ghi nhớ thương hiệu của nó. Bao bì đẹp mắt cũng là một trong những yếu tố kích thích khách hàng mua sản phẩm.
Đương nhiên bao bì cũng phải đáp ứng tốt việc bảo quản sản phẩm. Ví dụ như các hộp sữa cần có một lớp tráng ở bên trong. Sử dụng hộp nhựa hay thủy tinh tùy thuộc vào tính chất sản phẩm bên trong. Bao gói hút chân không để bảo quản thực phẩm lâu hơn…
Bên cạnh đó, hiện nay bao bì không chỉ là một công cụ chỉ để bọc hay bảo quản sản phẩm. Mà còn hướng đến lợi ích sử dụng cho người tiêu dùng. Ví dụ, chai tương ớt phần nắp chính là đế chai. Thiết kế như vậy để chai dốc ngược xuống giúp người dùng thuận tiện hơn khi lấy tương ra. Hay như gói khăn ướt có phần nhựa tại mặt trên cùng để rút khăn ra dễ dàng hơn. Đó là lý do vì sao bao bì cũng là yếu tố giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Tổng kết
Trên đây là một số gợi ý của WINDSoft giúp doanh nghiệp xác định giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Các giải pháp này không chỉ hướng đến việc đáp ứng nhu cầu tốt hơn cho khách hàng của doanh nghiệp. Mà quan trọng hơn đó là tạo ra điểm khác biệt cho sản phẩm để cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. Hy vọng với những chia sẻ của WINDSoft, doanh nghiệp có thể tìm được hướng phát triển tốt hơn cho sản phẩm của mình.